Trong bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về các phẫu thuật chỉnh sửa vùng cằm bằng cách tác động trực tiếp đến xương hàm dưới, và nó có phải là phương pháp độn cằm tự thân 100% hay không?
Phẫu thuật Trượt cằm là gì?
Trượt cằm là bắt nguồn từ phẫu thuật thẩm mỹ Hàn Quốc với kỹ thuật mổ có can thiệp trực tiếp tới phần xương cằm, là phần cuối cùng hay phần đỉnh của xương hàm dưới. Thông qua 1 đường mổ nhỏ trong khoang miệng, phía dưới cung răng hàm dưới, các Bác sĩ cắt tách xương và đẩy toàn bộ khối cằm trượt về phía trước. Sau đó Bs sẽ định vị lại xương cằm và cố định chúng lại bằng nẹp ốc, vít (thường cần 2 nẹp ốc vít Titan). Cuối cùng là khâu đóng vết thương và băng ép cằm và mặt khoảng 1 tuần
Phẫu thuật trượt cằm hiệu quả cao đối với trường hợp cằm ngắn, cằm lẹm mức độ nặng, có thể kết hợp với niềng răng để điều chỉnh cung răng. Kết quả duy trì trọn đời mà không cần sử dụng chất liệu độn từ bên ngoài
Cẩn thận khi thực hiện phương pháp trượt cằm
Phẫu thuật này là trung phẫu, trực tiếp tác động đến xương và sau khi cắt xương, kéo trượt sẽ bắt đinh ốc vào bảng xương để cố định cho nên phải được thực hiện trong bệnh viện và đảm bảo vô trùng tuyệt đối, và dưới phương pháp vô cảm là gây mê, Bác sĩ thực hiện phải chuyên khoa phẫu thuật hàm mặt, nhiều năm kinh nghiệm vì nếu làm sai sẽ có nhiều rắc rối rất khó khắc phục sau này, ví dụ như:
+ Cằm lệch: do Bác sĩ thực hiện là người thiếu kinh nghiệm, chỉ định tỉ lệ gọt xương sai lệch dẫn đến tình trạng lệch cằm sau phẫu thuật.
+ Vết mổ mưng mủ: Do quá trình gọt cằm không đảm bảo điều kiện vô trùng khiến vết thương nhiễm trùng và mưng mủ. Sẽ nặng nề nếu nhiễm trùng sâu đến xương có thể gây hoại tử, khuyết xương cằm
+ Sưng đau kéo dài: Việc ứng dụng sai kỹ thuật và chế độ chăm sóc không đúng cách làm tổn thương thần kinh là nguyên nhân khiến cằm sưng đau trong thời gian dài thậm chí là đau dai dẳng, vĩnh viễn.
Chúng ta có thể thấy 1 điều: tuy phẫu thuật cắt và trượt xương để tăng thể tích vùng cằm mà không cần sử dụng miếng độn implant nhưng vẫn phải sử dụng các nẹp, đinh ốc để bắt vít cố định. Tất cả những thứ đó cũng là vật ngoại lai chứ không phải là xương tự thân 100 %. Hơn nữa lại khoang bắt trực tiếp sâu vào xương nếu vô trùng không tốt sẽ gây nhiễm trùng nặng nề, hủy và khuyết xương. Và nếu không hài lòng với kết quả mà muốn trả lại trạng thái ban đầu thì dĩ nhiên phải gây mê và cắt xương kéo lại quá diêu khê phức tạp.
Cho nên chỉ được chỉ định trong những trường hợp thật sự cần thiết như cằm bị ngắn, bị thiếu hụt quá nặng nề mà các biện pháp khác không thể khắc phục hoàn chỉnh, hay có kèm những khiếm khuyết nặng nề của xương hàm dưới, có ảnh hưởng khớp cắn.
Đặc biệt, trước khi phẫu thuật trượt cằm Bác sĩ luôn phải nói rõ với bệnh nhân những rắc rối có thể phải đối diện khi thực hiện phẫu thuật này. Những trường hợp cằm ngắn, lẹm mức độ trung bình sẽ được khắc phục nhanh chóng bằng phẫu thuật nhẹ nhàng hơn đó là tiểu phẫu thuật độn cằm.
Trên thực tế Viện Thẩm Mỹ Quốc Tế Việt-Hàn đã từng gặp những khách hàng phải dở khóc dở cười vì sau khi được phẫu thuật trượt cằm thì thấy vùng cằm bị đơ phẳng, không tự nhiên. Không tạo được đường cong chữ S mềm mại nên muốn trở lại hiện trạng ban đầu để làm phẫu thuật độn cằm thì được báo là phải gây mê và mổ cắt xương lại. Thật sự tiến thoái lưỡng nan. Cho nên các bạn hãy thật sự suy xét cẩn trọng trước khi quyết định đi thực hiện phẫu thuật trượt cằm nhé!