Hút mỡ và những vấn đề liên quan

Chắc hẳn khi nhắc đến hai từ hút mỡ, mọi người ai cũng đặt trong đầu mình những câu hỏi thắc mắc về vấn đề này đúng không nào? Vì thế, hôm nay Viện thẩm mỹ quốc tế Việt-Hàn sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề chính về hút mỡ trong bài viết dưới đây.

Những ai không nên hút mỡ

beo phi
Không phải bất kỳ đối tượng nào cũng có thể thực hiện phương pháp hút mỡ (ảnh minh họa)

Không phải bất kỳ đối tượng nào cũng có thể thực hiện phương pháp hút mỡ. Sau đây là một số trường hợp, bạn không nên thực hiện hút mỡ để tránh những trường hợp đáng tiếc nhé:

  • Người hút thuốc đặc biệt là nghiện thuốc lá.
  • Người có những bệnh lý nội khoa mãn tính.
  • Người có hệ thống miễn dịch suy yếu hay có bệnh hệ thống.
  • Người thật sự béo phì, BMI > 30.
  • Người có da quá chùng nhão, mất tính đàn hồi.
  • Người có tiền sử hay bệnh sử tiểu đường, bệnh lý tim mạch, thuyên tắc tĩnh mạch sâu.
  • Người đang dùng thuốc Aspirin hay kháng viêm Non Steroid phải ngưng thuốc trước 2 tuần mới được thực hiện hút mỡ.

Những nguy cơ – tai biến có thể xảy ra trong và sau quá trình hút mỡ

Thật ra hút mỡ được xếp vào nhóm phẫu thuật có nhiều nguy cơ, bắt buộc phải được thực hiện ở cơ sở y tế được cho phép thực hiện và người thực hiện phải có kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm, có chứng nhận chứng chỉ chuyên ngành và quá trình thực hiện phải thật kỹ lưỡng từng bước đúng theo quy trình chuẩn y khoa.

Trong lúc và sau khi hút mỡ bệnh nhân phải được chăm sóc theo dõi rất kỹ đặc biệt trong 24 – 48 giờ đầu để kịp thời phát hiện và xử trí sớm. Có như vậy mới hạn chế tối đa những tai biến, rủi ro trong y khoa đối với việc hút mỡ này. Tuyệt đối không được tiến hành ở nơi không phải cơ sở y khoa hay người thực hiện không có chuyên môn, không hiểu biết về y khoa vì có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

hut mo vung bung
Trong lúc và sau khi hút mỡ bệnh nhân phải được chăm sóc theo dõi rất kỹ đặc biệt trong 24 – 48 giờ đầu để kịp thời phát hiện và xử trí sớm. (ảnh minh họa)

Và sau đây là một số biến chứng mà phương pháp này mang lại, bạn có thể tham khảo:

1. Ảnh hưởng đến tính mạng:

  • Biến chứng của gây mê, gây tê: có thể xảy ra mọi lúc mọi nơi mặc dù hiếm nhưng đó là những rủi ro trong y khoa. Nên bắt buộc phải được thực hiện ở nơi được sở Y tế cấp phép.
  • Thuyên tắc mạch, thường gặp nhất là thuyên tắc phổi: trong quá trình hút mỡ nếu kỹ thuật không tốt hay quá thô bạo cũng có thể làm tổn thương các mạch máu và những tế bào mỡ có thể vẫn có khả năng len lõi chạy vào trong các mạch máu đó và sẽ theo dòng tuần hoàn đi khắp cơ thể. Nếu nghẽn ở đâu có thể sẽ gây tai biến tắc mạch ở đó mà sợ nhất là tắc mạch máu ở phổi, tim và có thể ở não. Tất cả các tình trạng thuyên tắc trên đều dẫn đến tử vong rất cao.
  • Rối loạn cân bằng điện phân giải: do hút 1 lượng dịch mỡ quá lớn gây mất thể tích dịch đột ngột làm xáo trộn tình trạng ion điện giải của cơ thể, thường nhất và có thể nguy hiểm đến tính mạng là tình trạng tụt giảm Natri, Kali, ngoài ra có thể mất nhiều Canxi, Mg,… cũng là những khoáng tố quan trọng.
  • Tổn thương hay suy chức năng gan thận: cũng do hiện tượng thay đổi đột ngột lượng dịch cơ thể bơm vào và hút ra quá nhiều và tốc độ nhanh sẽ có thể ảnh hưởng đến chức năng gan, thận.
  • Phù phổi: do lượng dịch được bơm vào quá nhiều và tích tụ ở phổi có thể gây tình trạng phù phổi cấp.
  • Tổn thương cơ quan nội tạng: thường chỉ do người không chuyên môn, không có tay nghề gây ra khi hút mỡ.

2. Ảnh hưởng đến thẩm mỹ:

  • Chảy máu: cần được thực hiện đúng quy trình kỹ thuật bởi người có chuyên môn tay nghề và kinh nghiệm và nên băng ép vùng hút mỡ cũng như có chế độ chăm sóc, theo dõi kỹ sau thực hiện thủ thuật để kịp thời phát hiện và xử trí tốt.
  • Nhiễm trùng: gây tình trạng nhiễm trùng da và mô dưới da, đôi khi phải xử lý bằng phẫu thuật và khả năng để lại sẹo co rút, co rúm cao.
  • Huyết khối tĩnh mạch: do có 1 cục máu lọt vào 1 tĩnh mạch nào đó và gây thuyên tắc dẫn đến tình trạng sưng viêm tấy khu trú 1 vùng nào đó.
  • Lổn nhổn u cục khắp vùng hút: thường do lỗi kỹ thuật, thiếu kinh nghiệm khi hút mỡ.
  • Bờ viền vùng hút mỡ không đều: thường do kỹ thuật không tốt, kết hợp với chất lượng da kém, không đàn hồi tốt, da lành không tốt, mỡ được hút ra không đều chỗ nhiều chỗ ít sẽ làm bề mặt da gợn sóng, nhấp nhô, chỗ phình chỗ teo lõm.
  • Sưng nề viêm nhiễm vùng hút: có thể kéo dài đến 6 tháng và dịch có thể tiếp tục rò rỉ hoại tử chỗ rạch da, vết thương không lành.
  • Bầm tím mức độ nặng tài vùng hút: và có thể lan rộng ra xung quanh hay xuống dưới theo trọng lực.
  • Tình trạng dị ứng thậm chí nặng hơn là sốc phản vệ: có thể do dị ứng với bất kỳ thuốc, dịch truyền hay vật dụng sử dụng trong quá trình hút mỡ, hiếm nhưng cũng có thể xảy ra.
  • Bỏng hay tổn thương da: do tác động ma sát, tỳ đè của hoạt động của Cannula có thể gây hiện tượng gọi là bỏng tỳ đè hay bỏng chèn ép vùng da hay thần kinh.

Trả lời