Hiện nay sụn nhân tạo dùng để nâng mũi rất đa dạng và phong phú, trong bài viết hôm nay các bạn sẽ biết tất tần tật các loại sụn nân tạo có mặt trên thị trường và những ưu điểm, nhược điểm riêng của từng loại cũng như những cải tiến để có được loại sụn nhân tạo ưu việt nhất giúp mũi đẹp nhanh và đẹp bền với thời gian.
Sụn Silicon
Nói riêng về sụn Silicon, 1 loại hợp chất cao phân tử với thành phần chủ yếu là silicon kết hợp với oxygen, carbon và các gốc hữu cơ như ethyl, phenyl và methyl. Là loại sụn có khả năng định hình chắc chắn nên được sử dụng nhiều nhất và đã có những cải tiến vượt bậc về độ tương thích với cơ thể, càng ngày thì càng rất ít bị kích ứng và thải ghép. Về màu sắc thì trước đây sụn thường có màu vàng trong hoặc trắng trong nên khi ra ngoài nắng da giãn mỏng hơn và có khi thấy lộ nguyên ống giống ống cao su. chính vì nhược điểm đó mà đã ra đời 1 số sụn silicon cải tiến hơn:
– Sụn đúc màu trắng đục, với những bề dày sụn định sẵn như 2mm, 3 mm, 5mm,…, đa số là hình chữ I và không khắc gọt được. Dùng sụn này tránh được tình trạng lộ ống sụn nhưng dáng mũi sẽ hơi đơ và thô, nhất là ở phần sống mũi ngang 2 mắt do không gọt được nên không uốn lượn tốt trên xương chính mũi. Và chỉ nâng cao được phần thân mũi nên phải phối hợp với sụn tự thân hay chất liệu nhân tạo Medpor, Supor Matrix (có thành phần là polyethylene) để tạo trụ mũi
– Một dạng sụn silicon cải tiến hơn, đó là sụn 2 – 3 khấc (sụn mũi có nhiều đoạn với mật độ sụn khác nhau: phần thân cứng chắc hơn màu trắng đục, phần chóp đầu mũi mềm dẻo hơn màu trắng trong). Hoặc dạng sụn 2 lớp Misti được thiết kế khá độc đáo với 2 lớp, lớp trên có mật độ mềm dẻo để bám da, lớp dưới mật độ cứng chắc hơn làm đế vững chắc để bám xương. Hay sụn Softxil 2 lớp với kết cấu hơi ngược lại: lớp silicon cứng nằm phía trên giúp giữ dáng cho sống mũi, lớp silicon mềm nằm bên dưới tạo bề mặt tiếp xúc mềm mại và độ bám ԁíոh сaօ
Cả 2 sụn này được làm với mục đích giúp không lộ sống, không bị cứng, nhọn đầu chóp mũi, tuy nhiên cả 2 loại sụn này rất khó khắc gọt tạo dáng và thực tế là hay gặp tình trạng cụp đầu mũi hay thân mũi không cao thẳng tắp do phần silicon quá mềm không đủ dựng được trụ thẳng đứng.
Một loại sụn cao cấp và được cải tiến nhiều nhất về màu sắc cũng như về độ mềm dẻo nhất định, không bén cứng nên giảm khả năng lộ sống khắc phục được phần lớn các nhược điểm của sụn nhân tạo thế hệ trước: ví dụ như có màu kem phù hợp màu da, thường có hình dáng chữ L giúp nâng cao thân mũi và làm thon gọn đầu mũi, cũng như đa dạng về kích cỡ và đặc biệt có thể khắc gọt tạo dáng được mọi dáng mũi và uốn theo khung xương mũi. Tuy nhiên cần có Bác sĩ tay nghề giỏi và óc thẩm mỹ thì mới kiến tạo được dáng mũi đẹp hài hòa như mong ước. Và nếu da mũi không đủ độ dày, chắc, mũi hơi ngắn thì nên kết hợp với những kỹ thuật công nghệ cao khác để tránh biến chứng bóng, đỏ, lộ sóng, lộ sụn đầu mũi.
Sụn sinh học
Gần đây thì rầm rộ trên thị trường về 1 loại sụn đặc biệt có tính sinh học, với nhiều tên như sụn Goretex, sụn Surgiform, Pureform, sụn Suriform, Nanoform… bản chất đều là sụn nhân tạo nhưng không phải là chất silicon mà là chất tổng hợp là ePTFE.
Đây là 1 chất được dùng trong việc chế tạo các van tim nhân tạo, thông nối mạch máu nhân tạo…, sử dụng trong các phẫu thuật tim mạch nên khá đắt tiền.
Ưu điểm lớn nhất của loại sụn này là khả năng bám dính của sụn với mô cơ thể rất cao, giúp ổn định dáng mũi không bị xê dịch. Tuy nhiên ưu điểm lại cũng chính là khuyết điểm vì bám dính rất sát với mô dưới da nên vì lý do nào đó mà phải lấy ra hay chỉnh sửa lại thì cực kỳ khó khăn, rất dễ làm tổn thương và thủng da mũi. 1 nhược điểm khác của loại sụn này là rất dễ nhiễm trùng và vi khuẩn chui rất sâu qua các lỗ trên bề mặt sụn, và gây nhiễm trùng nặng, khó trị.
Bên cạnh đó chất liệu ePTFE này khi gặp nước sẽ bị mềm nhão ra nên rất khó khắc gọt được dáng mũi đẹp, dễ bị to bè. Cho nên loại sụn này kén dáng mũi và kén Bác sĩ thực hiện, đòi hỏi người Bác sĩ thực hiện phải am hiểu rất nhiều về loại sụn này, có kinh nghiệm khắc gọt thì mới kiến tạo được dáng đẹp và làm 1 lần duy nhất, nếu sửa đi sửa lại sẽ ảnh hưởng tổn thương da mũi rất nhiều.
Tóm lại, trong tất cả các loại sụn nhân tạo chúng ta tìm được 2 loại sụn cải tiến tối ưu giúp tạo dáng mũi cao đẹp nổi bật và chuẩn nét nhưng vẫn giữ được nét hài hòa, mềm mại tự nhiên . Đó chính là sụn sinh học Surgiform và sụn Silicon cao cấp Super Softsil mềm dẻo và khắc gọt được, tạo được tất cả các dáng mũi như S Line, L Line, cao tây, hay inborn beauty nghĩa là nét cao đẹp như nét đẹp bẩm sinh không biết đã qua chỉnh sửa. Tuy nhiên, dù là sụn nào đi nữa thì kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của người Bác sĩ thực hiện phẫu thuật nâng mũi vẫn là yếu tố quan trọng nhất quyết định được sự thành công của cuộc phẫu thuật.