Nâng Mũi Cấu Trúc Kín Hay Hở Sẽ Đẹp Hơn?

Theo bạn thì phương pháp nâng mũi cấu trức kín hay hở thì mũi sẽ đẹp hơn? Trong bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn hiểu rõ và phân biệt 2 phương pháp nâng mũi cấu trúc, khi nào cần mổ kín khi nào cần mổ hở để đạt được hiệu quả đẹp tối ưu cũng như an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Dù là nâng mũi cấu trúc kín hay hở thì mỗi phương pháp đều có nhưng ưu khuyết điểm riêng.

Mũi đẹp là ước ao của mọi người nên nâng mũi có thể nói là dịch vụ được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất. Trên thị trường hiện nay, có nhiều phương pháp phẫu thuật nâng mũi, quyết định chọn phương pháp nào là tùy thuộc rất lớn vào form mũi gốc.

Nếu đủ độ dài và độ da thì có thể chỉ cần đặt sụn đơn thuần là đã có chiếc mũi cao đẹp rồi, nhưng nếu form mũi gốc quá ngắn hay bị hếch lên làm lỗ mũi trống hoặc phần đầu mũi quá to bè thì làm những phương pháp đơn thuần như rạch da, bóc tách khoang rồi đưa sụn nâng vào thì chỉ nâng cao đơn thuần mà không thể kéo dài hay nâng cao thon gọn được đầu mũi. Những trường hợp này bắt buộc phải làm nâng mũi cấu trúc.

Phương pháp cổ điển là mổ hở được Bác sĩ người Mỹ sáng lập, sau này các Bác sĩ Hàn Quốc và Việt Nam đã phát triển rất tốt, rồi dần cải tiến thêm kỹ thuật mổ kín.

1. Thời gian thực hiện:

– Nâng mũi mổ kín: từ 15 đến 20 phút. Nhưng thực hiện mổ kín tái cấu trúc thì thời gian sẽ kéo dài hơn, khoảng 40 – 60 phút

thoi gain nang mui cang lau cang co nguy co nhiem trung

– Nâng mũi mổ hở: từ 90 đến 120 phút hoặc hơn. Thực tế thì có những ca kéo dài đến 8 – 10 tiếng. Tuy nhiên thời gian phẫu thuật càng kéo dài, nếu kết hợp thêm gây mê sẽ tăng những nguy cơ rủi ro y khoa hơn mổ kín rất nhiều

Và nguy cơ nhiễm trùng cũng sẽ cao hơn do phẫu thuật kéo dài hơn. Phải uống nhiều thuốc kháng sinh kháng viêm hơn so với mổ kín, và dĩ nhiên sẽ để lại đường sẹo xấu, thậm chí có thể làm biến dạng trụ mũi

2. Đường mổ:

Phương pháp mổ kín

– Bác sĩ sẽ rạch niêm mạc tiền đình mũi 1 đường khoảng 0,5 – 1cm ở một hoặc 2 bên nhưng không rạch qua trụ mũi để bóc tách tạo khoang đặt chất liệu và chỉnh sửa phức hợp sụn đầu mũi.

– Với đường rạch da ngắn 1 bên trong lỗ mũi thì những Bác sĩ thiếu kinh nghiệm sẽ có thể rạch da sát bên ngoài và khâu không tốt vẫn có thể thấy sẹo rõ và có thể tạo sự chênh lệch lỗ mũi 2 bên sau phẫu thuật. Tuy nhiên những Bác sĩ có kinh nghiệm và tay nghề tốt sẽ dấu đường sẹo sát bên trong rất khó thấy và gần như không tạo sự khác biệt ở 2 bên lỗ mũi.

Phương pháp mổ hở

– Trong kỹ thuật nâng mũi mổ hở, Bác sĩ thực hiện rạch qua niêm mạc cả hai bên lỗ mũi và trụ mũi. Chính điều này sẽ giúp bộc lộ rõ những cấu trúc bên dưới nên quá trình bóc tách được thực hiện dễ dàng hơn. Bác sĩ dễ dàng chỉnh sửa toàn bộ cấu trúc mũi và cũng không gây hiện tượng méo, lệch rõ 2 lỗ mũi

– Có thể cân chỉnh chất liệu độn một cách an toàn. Sau khi đường mổ được đóng lại sẽ giúp cố định chất liệu độn, tránh hiện tượng đặt méo lệch chất liệu độn.

– Tuy nhiên sẽ tạo đường sẹo kéo dài và băng ngang trụ mũi có thể bị lộ đăc biệt khi sẹo lành xấu hoặc gặp trường hợp sẹo lồi, sẹo viêm dính co rút thì rất mất thẩm mỹ và khó điều trị.

3. Phương pháp vô cảm

Khi nâng mũi mổ kín: khách hàng sẽ được tiêm tê tại chỗ. Lượng thuốc tê dùng không cần nhiều

– Còn đối với nâng mũi mổ hở: khách hàng được gây tê cả vùng với lượng thuốc tê nhiều hơn hoặc phải gây mê

4. Về phương pháp đặt sụn

– Nâng mũi mổ kín: thích hợp khi đặt sụn nhân tạo hình chữ L và thường sẽ kết hợp ghép thêm chất liệu sinh học

– Nâng mũi mổ hở: có thể sử dụng hoàn toàn sụn tự thân: sụn sườn để nâng thân mũi, sụn vành tai kết hợp sụn vách ngăn để dựng trụ mũi hoặc dùng sụn nhân tạo chữ I (sụn đúc Silicon hay sụn Goretex, Surgiform) nâng phần thân mũi, còn phần đầu và trụ mũi thì có thể dùng sụn tự thân (sụn vành tai, sụn vách ngăn) hoặc là sử dụng chất liệu nhân tạo sinh học như Medpor, Supor, Matrix (với thành phần chính là polyethylene), nhưng những chất liệu này có thể làm đầu mũi rất cứng

Khi sử dụng sụn tự thân phải chịu thêm những cuộc phẫu thuật để lấy sụn, phải dưỡng thêm vết thương và cũng có thể đối diện với các vấn đề rắc rối nơi lấy sụn như biến dạng, sẹo xấu, đau dai dẳng vùng lấy sụn. nguy hiểm nhất là khi sụn bị biến dưỡng viêm teo có thể làm biến dạng đầu mũi, làm teo hoặc sụp mất trụ mũi

5. Về mục đích điều trị:

Trước hết chúng ta phải hiểu tại sao mình cần phải tái cấu trúc lại mũi.

nâng mũi cấu trúc kín hay hở còn tùy vào dáng mũi của mỗi người

– Những trường hợp mũi ngắn, mũi hếch do phức hợp sụn đầu mũi và 2 cánh mũi bị co cụm và chúng ta cần bóc tách kéo giãn phức hợp sụn co cụm này để khi đặt sụn vào thì đầu mũi mới được kéo dài ra mà không bị giãn da quá mức để tránh tình trạng bóng đỏ, nhọn hay lộ sụn đầu mũi.

– Tương tự nếu đầu mũi to bè thì chúng ta phải tái cấu trúc tách giãn phức hợp sụn to bè co cụm này và đặt sụn mới vào giúp kéo cao đầu mũi cho thon gọn

2 trường hợp này có thể mổ hở hay mổ kín đều được. Nhưng nếu phức hợp sụn này quá to thì Bác sĩ phải cắt gọt bớt và khâu đính 2 phần sụn cánh mũi thì đầu mũi mới cao thon được và bắt buộc phải sử dụng đường mổ hở

Ngoài ra những trường hợp dị tật bẩm sinh thiểu dưỡng, teo phức hợp sụn, những trường hợp tai nạn, chấn thương mất sụn hoặc bị suy yếu nhiều hoặc đầu mũi luôn bị ứng đỏ, kích ứng da với tất cả các loại chất liệu nhân tạo thì bắt buộc phải dùng chất liệu tự thân để tái tạo và chọn đường mổ hở để bác sĩ có thể nhìn thấy toàn bộ khuyết điểm trên dáng mũi và có thể khắc phục triệt để

Đa số các form mũi gốc chúng ta không phải dị tật, không quá ngắn, quá hếch thì không cần phải chọn đường mổ hở và tái cấu trúc toàn bộ mũi kiểu đập đi xây lại để phải đối diện với những rủi ro, những rắc rối không đáng có.

6. Thời gian bình phục

– Nâng mũi mổ kín: chỉ khoảng 3-5 ngày đến 1 tuần, chăm sóc gọn nhẹ, hồi phục nhanh nên thời gian nghỉ dưỡng không quá kéo dài

– Nâng mũi mổ hở: khoảng 1 tuần -2 tuần để hồi phục

Sưng bầm nhiều hơn, hậu phẫu nặng nề hơn, thường phải đặt dẫn lưu và băng ép bằng nẹp cứng. Trên thực tế nhiều bạn cũng phải khổ sở vì phải lưu ống dẫn lưu rất khó chịu và đến rút dịch mỗi ngày trong 3 ngày liên tục. Thời gian hồi phục và thời gian nghỉ dưỡng kéo dài hơn mổ kín rất nhiều.

Cả 2 loại phẫu thuật nâng mũi cấu trúc kín hay hở đều có những kỹ thuật và khó khăn riêng, có những thế mạnh thế yếu riêng của nó. Nhưng dù là phương pháp nào cũng cần kỹ thuật chuyên nghiệp và cẩn thận trong quá trình phẫu thuật, đòi hỏi tay nghề bác sĩ phẫu thuật phải cao, có kiến thức về giải phẫu học vùng mũi vùng mặt và am hiểu sâu rộng mới có thể giúp những khách hàng chọn lựa phương pháp phù hợp với tình trạng mũi hiện tại cũng như những nhu cầu ước muốn của họ. Các Bác sĩ giỏi thì dù kỹ thuật mổ cấu trúc kín hay hở họ đều có thể làm tốt.

Mong là qua những gì bài viết chia sẻ thực tế và rất khoa học sẽ giúp các bạn không còn lăn tăn mù mờ về 2 phương pháp nâng mũi cấu trúc kín hay là hở nữa. Chúc các bạn sẽ có được vẻ đẹp như mơ ước sau khi lựa chọn được đúng phương pháp nâng mũi phù hợp cho mình nhé.

https://www.youtube.com/watch?v=aRAdU9Pvr8k

Trả lời